Các nhà khoa học mới đây phát hiện vùng đất bị cô lập, không có ánh sáng trong thời gian dài, tồn tại trong vùng nước biển lạnh giá ở Nam Cực.
Băng Nam Cực
Theo Live Science, một nhóm nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) hiện đang khám phá hệ sinh thái biển bí ẩn dưới thềm Nam Cực.
Nơi này được tiếp xúc với ánh sáng và không khí lần đầu tiên sau 120.000 năm. Đó là khi tảng băng trôi khổng lồ kích thước tương đương bang Delaware của Mỹ vỡ ra vào tháng 7 năm ngoái.
Tảng băng A-68 ước tính nặng tới 1.000.000 tấn, bắt đầu tách khỏi thềm Nam Cực cách đây nhiều thập kỷ. Những vết nứt nhỏ xuất hiện từ những năm 1960.
Vào tháng 7 năm ngoái, khối băng trôi khổng lồ cuối cùng đã tách hoàn toàn, trôi ra phía nam đại dương và tan chảy hết.
Khối băng di chuyển để lộ ra vùng đất rộng lớn hơn 5.800 km2. Đây là nơi ánh sáng mặt trời chưa từng rọi tới trong hàng trăm ngàn năm.
Băng tan ở Nam Cực để lộ vùng đất 120.000 năm chưa từng thấy ánh Mặt trời
Nhà sinh học biển BAS Katrin Linse nói: "Chúng tôi không biết gì về vùng đất này. Nó được bao phủ bởi băng dày vài trăm mét. Chúng tôi tới đó một cách nhanh chóng trước khi môi trường dưới biển thay đổi, ánh sáng mặt trời lọt xuống nước và những loài mới bắt đầu xâm lấn".
Các nhà khoa học từng đưa ra giả thuyết về khả năng có dạng sống giống như ngoài hành tinh ở bên dưới lớp băng vĩnh cửu của Nam Cực.
Ở những vùng khác xung quanh Nam Cực, một số sinh vật kỳ dị bắt đầu xuất hiện. Một con sâu biển với cổ họng dài và hàm răng sắc nhọn, giống như "đồ trang trí Giáng sinh đến từ địa ngục".
Một số sinh vật khác lại khiến các nhà khoa học kinh ngạc vì khả năng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Đó là loài cá băng Nam Cực, có chất chống đông ngay trong máu và dịch cơ thể, khiến nó sống được ở nơi nhiệt độ cực thấp.
Nguồn: Báo Dân Việt/VNReview
Viết bình luận